NHÀ THƠ - TÔI

Qúa lâu để gợi nhớ và viết về ông, có một điều ngạc nhiên rằng, sau bao nhiêu năm “yêu “ thơ của ông mà tôi lại hoang mang khi tìm hiểu về đời sống cá nhân của ông. Nhưng quả thật nhờ điều đó nên nguồn thơ của ông mới dồi dào và bất diệt đến vậy.
Tôi đã có cái nhìn phiến diện về thơ ông khi mới ở độ tuổi 17-18, độ tuổi quá thơ ngây, quá mộng mơ để cảm nhận được hết chữ “ Tình” trong thơ ông. Có lẽ tôi nên đợi, đợi sự trải nghiệm của bản thân, đợi sự trưởng thành trong suy nghĩ có như vậy tôi mới đủ độ thấm trong từng vần thơ, nét bút của ông. Thật quả không sai khi nhà phê bình văn học Hoài Thanh có nhận định “ Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”. Nếu kể đến những nhà thơ cùng thời với ông , tôi cũng không quên được cái  Tình yêu đau đớn, giằng xé của Hàn Mặc Tử, cũng không thể không nhắc đến cài bình dị của Nguyễn Bình, và tất nhiên không thể bỏ qua người bạn thân thiết, người tri kỉ luôn song hành cùng ông trên con đường thi ca là nhà thơ Huy Cận.


Tôi đã ngạc nhiên hết đỗi khi đọc trong Hồi ký của Tô Hoài có tâm sự về nhà thơ Xuân Diệu: “ Xuân Diệu và Huy Cận lên Nghĩa Đô, ở chơi cả buổi và ăn cơm. Dịu dàng, âu yếm, Xuân Diệu cầm cổ tay tôi,nắm chặt rồi vuốt lên vuốt xuống. Bốn mắt nhìn nhau đắm đuối. Xuân Diệu gắp thức ăn cho tôi. Cử chỉ thân thiết quá, hơi lạ với tôi, nhưng mà tôi cảm động.”
Thình thoảng, Xuân Diệu lại lên nhà tôi. Vẫn nắm tay tôi cả buổi, nhìn tha thiết. Xuân Diệu yêu tôi. ( tr. 168-69)

Rất nhiều những bài báo viết về đời tư của Xuân Diệu nhưng ở đây tôi không muốn phán xét hay bình phẩm bất kỳ điều gì về ông, đối với tôi ông là tuổi trẻ, là một góc tâm hồn tôi. Tôi muốn đồng cảm, muốn thấu hiểu ông khi lắng nghe những vần thơ của ông theo một suy nghĩ khác, một cảm nhận khác, một góc độ khác như vậy liệu có đủ đầy cho một áng thơ Xuân Diệu. Cho dù tình yêu trong thơ Xuân Diệu là nam- nữ hay tình yêu đồng tính thì đối với tôi vẫn là thứ tính yêu say mê trong từng hơi thở, cuồng nhiệt trong sự hòa quyện của hương đất trời và táo bạo trong từng hồn thơ.
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi
….
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
– Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”
Tình yêu trong thế giới thi ca của Xuân Diệu luôn vội vàng, gấp gáp và cũng đầy lo sợ, một tình yêu vừa chớm nở nhưng đã sợ tàn. Phải chăng Xuân Diệu luôn có giằng xé trong chính tâm hồn ông, một tâm hồn bị đóng khung trong khuôn  khổ của lễ giáo, của xã hội phong kiến lúc bấy giờ.  Chính những điều đó đã kìm nén trái tim ông để ông hóa mình vào thế giới thơ ca nơi tâm hồn ông được thảo sức vẫy vùng, được yêu theo cách của chính ông, được hóa theo mây gió, được thổi vào từng thớ đất, con tim. Chính sự khác biệt trong tâm hồn ông đã tạo ra những vần thơ táo bạo, tạo ra tình yêu vội vàng, tạo ra sự hối hả, sự đam mê, cuồng nhiệt nhưng đầy giằng xé và đau đớn.
“Làm sao cắt nghĩa được tình yêu!
Có nghĩa gì đâu, một buổi chiều
Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt,
Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu…”
Tôi luôn muốn bùng nổ khi đọc thơ Xuân Diệu. Thơ ông đánh thức mọi giác quan trong tôi. Tôi có thể nghe, nhìn, cảm nhận và như hòa quyện lấy thứ tình yêu mà ông tạo ra. Nó khiên trái tim tôi trở nên gấp gáp và cuồng nhiệt.
“ Yêu tha thiết, thế vẫn còn chưa đủ ,
Phải nói yêu, trăm bận đến nghìn lần ;
Phải mặn nồng cho mãi mãi đêm xuân,
Đem chim bướm thả trong vườn tình ái “
Anh nhớ tiếng. Anh nhớ hình. Anh nhớ ảnh .
Anh nhớ em, anh nhớ lắm em ơi!
Tối muốn khóa mình lại trong thơ Xuân Diệu. Nhà thơ đã yêu tha thiêt cuộc sống, luôn hiến dâng hết con tim, hết tuổi trẻ để được tận hưởng những điều quý giá nhất trong “vườn trần’. Cho dù Xuân Diệu vẫn luôn hoài nghi, lo sợ về thế giới thực tại nhưng đối với ông điều trân quý nhất là được tồn tại cho dù không thể níu giữ được tuổi trẻ, núi giữ được tình yêu nhưng ông đã lưu giữ hồn của mình trong từng vần thơ:
“Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm”
 Gigi

No comments:

Powered by Blogger.